Sunday, October 20, 2013

Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta



VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI. Âm vang Tây Nguyên giữa lòng Thủ đô Bắc Kinh Lần đầu tiên không gian văn hóa cồng chiêng-di sản văn hóa phi vật thể thế giới được các lưu học sinh Việt Nam mang đến hòa chung cùng 26 nền văn hóa khác nhau từ 5 châu lục tại Lễ hội văn hóa quốc tế lần thứ 12 do trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc tổ chức. Với chủ đề "Thanh xuân", lễ hội văn hóa quốc tế năm nay muốn ghi dấu những kỷ niệm của lưu học sinh khi học tập tại ngôi trường này. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới giữa rừng cờ của 26 quốc gia như Pháp, Bỉ, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Mông Cổ.... Đó chính là niềm tự hào dân tộc và động lực thúc đẩy để các lưu học sinh học tập và phấn đấu sánh ngang các cường quốc năm châu theo lời Bác Hồ đã dạy. "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay..."Lời bài hát chủ đề hào hùng, phấn chấn, thôi thúc tuổi trẻ vươn tới (Bấm vào đây để đọc tiếp và nghe nhạc)

Xem tiếp bài cùng chủ đề:

Bài văn xúc động về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đạt giải nhất

Châu Huệ Mai được giải thưởng cao với bài văn viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bằng tất cả cảm xúc chân thành của mình nên Mai viết rất liền mạch 6 trang giấy. (Theo blog Hoài Tố Hạnh)

Cô học trò lớp 9/1, trường THCS Hoàng Lê Kha (Q.6) đã được trao giải cao nhất trong cuộc thi "Văn hay chữ tốt" TP.HCM lần thứ 14. Vòng chung kết cuộc thi diễn ra ngày 13/10, trùng với ngày Quốc tang. Đề thi cho những hình ảnh đen trắng về Đại tướng và yêu cầu học sinh rút ra bài học cho thế hệ trẻ từ ông.

Bài viết của Mai qua nét chữ đều đẹp trên trang giấy nói lên những chiến công, tấm lòng vì dân vì nước, sự khiêm tốn của một vị tướng và liên hệ với những điều giới trẻ học được ở Đại tướng. Cô bé cũng cho thấy sự am hiểu về Người qua những dẫn chứng về các chiến công, lời nói đã in dấu lịch sử. Bên cạnh đó là những trăn trở với giới trẻ về lý tưởng sống, sự vô cảm hay các triết lý sống già dặn trong bài văn.
“Em cảm thấy bất ngờ và vui khi bài viết của mình được giải thưởng cao, đây là thành tích cao nhất mà em từng có. Sau khi đọc đề, em ngồi suy nghĩ dàn ý khoảng 10 phút rồi viết liền một mạch đến 6 trang, không sai chính tả. Thường những bài văn khác em làm bằng kiến thức thì bài này em dựa chủ yếu vào cảm xúc thật của mình”, Huệ Mai chia sẻ về bài viết xúc động của mình.

Bài văn của Huệ Mai với nét chữ rất đẹp.

Cô bé biết về Đại tướng lần đầu tiên khi xem một bộ phim tài liệu từ lúc còn bé xíu, sau đó là qua học tập, sách báo. “Em nhớ có một lần vô thư viện em mượn hẳn một cuốn sách viết riêng về Đại tướng luôn”, Huệ Mai cho biết. Những ngày cả nước đau buồn tiễn biệt vị tướng của dân tộc, Mai thường xuyên cập nhật tin tức về tang lễ Đại tướng. Điều Mai cảm động nhất là dòng người xếp hàng dài để chờ được viếng.

“Rồi em được ba nói rõ hơn về phẩm chất đạo đức, nhất là những trận đánh vang dội mà Đại tướng chỉ huy, nhờ đó giúp em có thêm nhiều dẫn chứng trong bài”, Huệ Mai cho biết thêm.

Thói quen của Mai là đọc báo nên cứ mỗi ngày, sau giờ học Mai lại dành hơn 1 tiếng để đọc báo. Nhờ việc thường xuyên đọc báo nên cô bé liên hệ ngay đến hiện tượng giới trẻ vô cảm, dễ buông xuôi, sống lập trình như rô bốt…

Nhận xét về bài văn của học trò mình, cô Vũ Ngọc Hằng, phó hiệu trường nhà trường bày tỏ: “Có thể khi đọc bài văn sẽ có người nói Mai già dặn quá nhưng bài làm của Mai rất giàu cảm xúc thật và phải am hiểu nhiều về Đại tướng mới viết ra được như vậy. Thành tích mai đạt được hoàn toàn xứng đáng khi em đã cố gắng hết sức mình”.

Mơ ước trở thành nhà báo

Trong các môn học, Huệ Mai học giỏi nhất các môn Văn, Anh văn, Lịch sử và Hóa học. Nhưng môn Văn là môn cô lớp trưởng lớp 9/1 thích nhất. Điểm trung bình Văn đều trên 9, theo Mai nhớ thì lần gần nhất Văn bị điểm thấp là hồi lớp 8 khi chỉ được có 8,5 điểm trong bài kiểm tra 15 phút.

Chia sẻ về bí quyết học Văn, theo Mai để học tốt thì cần nhất là việc thường xuyên đọc sách báo để mở rộng kiến thức. “Ngoài ra em hay đọc các bài văn hay, đọc lại bài viết của chính mình để rút kinh nghiệm. Em cũng hay ghi cảm xúc của mình vào sổ tay”, cô bé chia sẻ. Những quyển sách cô bé thích nhất là của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và sách “Hạt giống tâm hồn”.

Trong lớp, Mai là một lớp trưởng cá tính và rất hòa đồng với bạn bè.

Cô Vũ Ngọc Hằng cho biết thêm: “Từng chủ nhiệm lớp của Mai một năm, tôi thấy không chỉ giỏi văn học đều các môn mà Mai rất được lòng bạn bè, là một lớp trưởng cá tính luôn kéo lớp di lên. Ưu điểm của em là hòa đồng, hay chia sẻ với bạn bè. Ở nhà má nấu cho món gì ngon đều mang lên lớp chia cho các bạn”.

Nét chữ đẹp, đều tăm tắp cũng là một ưu điểm khi từ nhỏ, Mai thường được mẹ luyện chữ đẹp từ hồi tiểu học. Nói về ước mơ nghề nghiệp sau này của mình, cô bé chia sẻ: “Em ước mơ sau này được làm một nhà báo, Em thích đọc báo, thích viết và muốn có kiến thức rộng, được đi nhiều nên hy vọng sau này sẽ thành một nhà báo giỏi”.

Nội dung bài văn:

“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”.

Những câu hát đó như nhắc nhở chúng ta phải hoàn thành nghĩa vụ công dân đối với đất nước mình. Vì thế khi chiến tranh nổ ra đã có biết bao con người xông pha đi giành độc lập lại cho Tổ quốc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đại biểu cho những con người đáng kính đó.Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam, Đại tướng được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2.000 năm qua. Ông là nhân vật vĩ đại của mọi thời đại. Nhưng Bác Giáp thì cho rằng “Vị tướng dù có công lớn lao đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”.

Thời chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng nổi tiếng với trận đánh Đông Khê, chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn (4/1975). Và những chiến dịch đó mang lại thắng lợi cho dân tộc ta. Những trận đanh do Bác chỉ huy luôn luôn là những trận đánh mang tính táo bạo nhưng rất tỉ mỉ khiến các nước Pháp, Mỹ phải e dè khiếp sợ. Bởi Bác luôn cẩn thận thảo luận với các đồng chí, quan sát thật kĩ trận địa trước khi phát lệnh nổ súng. Tất cả những điều đó đã làm nên một ngày 7/5/1954, lá cờ quyết chiến quyết thắng của nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Và từ thời khắc đó, những cái tên Việt Nam, Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp được cả thế giới nhắc đến như biểu tượng của chiến thắng và lòng dũng cảm.
Thời bình Bác Giáp là người cố vấn để cải cách các lĩnh vực, giáo dục, quốc phòng… Tất cả các đóng góp, cống hiến của Bác đều đáng để chúng ta ngưỡng mộ. Nhưng ngoài ra ở Bác, vị Đại tướng kính yêu còn là những bài học quý giá cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.
Điều đầu tiên theo tôi ở Bác mà chúng ta cần học tập chính là lòng nồng nàn yêu nước. Chỉ có lòng yêu nước, Bác mời không đứng nhìn đất nước trong kiếp nô lệ và quyết định nổi dậy đấu tranh giành lại sự tự do cho đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta thì may mắn được sinh ra trong thời bình. Nhưng không vì thế mà chúng ta thôi yêu Tổ quốc. Ta vẫn có thể thể hiện lòng yêu nước qua việc chúng ta cố gắng học tập thật tốt để có thể dung những kiến thức ta đã học xây dựng phát triển đất nước.
Không có việc gì khó
Chí sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là biểu tượng, ý chí của những con người có quyết tâm cao. Những cuộc chiến tranh vì chính nghĩa, vì độc lập luôn đầy khó khăn. Thiếu lương thực, vũ khí quá thô sơ, cuộc sống kham khổ. Thế nhưng Bác và những người lính của mình vẫn vượt qua. Còn chúng ta thì sao? Gặp chút thử thách của cuộc đời đã buông xuôi, đầu hàng số phận. Một số bạn trẻ hiện nay thường đổ lỗi cho đổ vỡ của gia đình, thất bại trong học tập dễ ngụy biện khi sa đà vào hút chích, nghiện ngập. Các bạn có sống trong đói khổ chưa? Có sống trong những nơi rừng sâu chưa? Tất cả đều chưa. Nhưng chỉ là những khó khăn nhỏ đã oán trách cuộc đời. Nên nhớ lúc cuộc sống vây quanh ta nhiều thử thách nhất chính là lúc cuộc sống ưu ái ta nhất. Nó muốn ta hiểu được ta sẽ học được rất nhiều từ những thử thách đó.
Lý tưởng sống cao đẹp và lòng can đảm là hai điều mà thanh niên chúng ta phải học tập Bác Giáp. Bác luôn lấy hình ảnh tự do của đất nước làm mục tiêu làm động lực. Chính những lý tưởng đó đã giúp đất nước ta đại thắng và giành lại độc lập vào chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (4/1975). Song song đó, Bác cũng trang bị lòng can đảm cho mình. Vì không có lòng can đảm thì thực sự đến ngày hôm nay đất nước ta vẫn chịu kiếp nô lệ. Thanh niên ta càng cần lý tưởng sống và lòng can đảm hơn ai hết. Vì thanh niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Nếu một đất nước mà những con người sống ở đó sống một cách buông thả, không có mục đích sống, sống nhút nhát, không can đảm thoát khỏi vỏ bọc của mình thì liệu đất nước đó có phát triển không? Hãy chứng tỏ thanh niên Việt Nam là những mầm non đầy nhiệt huyết , ý tưởng sống, luôn trang bị lòng can đảm. Hãy để cho các nước bạn biệt rằng Việt Nam chúng ta sau này sẽ được làm chủ bởi những con người luôn dám đương đầu với khó khăn.
Và điều cuối cùng ở Bác, vị Đại tướng tài ba đáng ngượng mộ nhất chính là sự khiêm tốn và lòng yêu thương. Bác không cho rằng mình là vị tướng huyền thoại, không cho rằng mình đánh đuổi Mỹ mà là cả nhân dân Việt Nam. Bác khiêm tốn và đê cao sức mạnh tập thể của toàn dân. Bác giúp chúng ta hiểu rằng “một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân”. Bác không tự cao, Bác cho rằng mình bình đẳng với những người khác. Sự khiêm tốn của Bác nhận được rất nhiều tình yêu thương từ nhân dân . Thanh niên như chúng ta dường như bị thời đại ngày nay cuốn hút đi quá nhanh. Việc rèn luyện tính khiêm tốn, ý thức sức mạnh tập thể và lòng yêu thương ngày càng cần thiết. Khi ngày nay giới trẻ càng ngày càng mang thêm tính tự cao, sống riêng lẻ và đặc biệt là căn bệnh vô cảm. Đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, rô bốt được sản xuất mang những đặc tính giống con người càng nhiều nhưng con người chúng ta càng ngày càng rô bốt hóa.
Không biết yêu thương, dửng dung trước những khó khăn của người khác, chà đạp, đánh giá thấp người khác. Thử hỏi ai cũng như thế thì ai dám đầu tư vào đất nước Việt Nam nữa.Bởi không ai muốn phải làm việc với những người có tài năng nhưng quá kém nhân cách.
Thanh niên chúng ta hãy học tập Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vì Bác chính là hiện than của những tinh hoa dân tộc. Học tập Bác để sau này dung những phẩm chất từ bản thân đã học của Bác để phát triển đất nước. Nhưng hiện tại bây giờ đầy, Bác Giáp đã mãi mãi ra đi ở tuổi 103. Cả không khí đau thương mất mát bao trùm lên đất nước Việt Nam. Toàn dân dù biết Bác đã sống rất thọ nhưng sao vẫn nghe trong lòng đau nhói.
"Mùa thu lặng lẽ lá vàng rơi
Cả nước tiếc thương tiễn một Người".
Bác đã biết bao lần ra đi nhưng lần này là khác. Không phải ra đi xông pha chiến trận, không phải ra đi khảo sát đời sống nhân dân mà là sự ra đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi của Bác không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại. Bác Giáp ở lại như một sự hiện diện để xem những bàn tay tuổi trẻ đổi mới đất nước. Bác ở lại để nhân dân ta hiểu Bác vẫn luôn là người Việt Nam, không bao giờ rời xa mảnh đất thân thương này.
"Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử"
(Tố Hữu)
Dẫu biết với ngòi bút nhỏ bé của mình vẫn không thể kể hết những chiến công, những phẩm chất cao đẹp đáng để giới trẻ học tập của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng với tình cảm, sự kính trọng tôi vẫn viết. Và thanh niên Việt Nam ơi đừng phụ lòng mong đợi của Bác. Hãy cố gắng học tập thật tốt để tương lai có thể xây dựng và phát triển đất nước. Ở một nơi nào đó, vị Đại tướng kính yêu luôn theo dõi chúng ta.
“Mùa thu lặng lẽ vòng tạo hóa
Đại tướng! Ngàn thu ru giấc người”
Đặc biệt chúng ta hãy sống, sống sao để như Bác, về với cõi vĩnh hằng một cách thanh thản.



Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Wednesday, October 16, 2013

Thương về miền Trung



Cần lắm, cần lắm những tấm lòng... Thương về miền Trung bão chồng lên bão, lũ chồng lên lũ. Khúc ruột miền Trung đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Từ rất nhiều năm nay chưa có cơn lụt nào to như cơn lụt này. Đói, rét, tài sản trâu bò lợn gà, hoa màu,... bị nước cuốn đi hoặc nhấn chìm trong lũ. Đồng bào miền Trung đang rất cần nhiều tấm lòng hảo tâm từ mọi người hơn nữa. Ôi hai tiếng Đồng Bào, Tổ Quốc!






Đọc lại một bài viết cũ:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng (Trịnh Công Sơn)




ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI

Nhạc: Trịnh Công Sơn

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi

Gió cuốn đi cho mây qua giòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông
Ôi trái tim đang bay theo thời gian
Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian

Những khi chiều tới cần có một tiếng cười
Để ngậm ngùi theo lá bay
Rồi nước cuốn trôi, rồi nước cuốn trôi

Hãy nghiêng đời xuống nhìn hết một mối tình
Chỉ lặng nhìn không nói năng
để buốt trái tim, để buốt trái tim

Trong trái tim con chim đau nằm yên
Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu
Một sớm mai chim bay đi triền miên
Và tiếng hót vang trong trời gió lên

Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời ta cứ vui
Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai


FOR THE WIND TO BLOW IT AWAY

In this life, we should live with heart and soul
It is for what, do you know?
For the wind to blow
Blow it away...

The wind blows
For the clouds to pass the rivers
Day has just risen or dark night comes
Oh, see the heart that's flying with time
Acting as a ghost that cries out lies.

When the evening comes we need a laughter
Just to fly away silently with the leaves
And then the water sweeps it away
Sweeps it away...

Let's take a look through a love story
Just look in silence, no words spoken
To feel your heart's acute pain
The heart's acute pain...

Deep within the heart
An injured bird lies in silence
Spends a long sleep, carrying the bad wound
One morning, the bird shall fly away for good
And her singing fades away when the afternoon wind arrives

Love, love the coming days even though you feel exhausted from this life
Life is still there, be happy
Even though someone is missing
Even though someone is missing...

(From Chau Nguyen's Live Blog)

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam





DAYVAHOC. Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ... Bài hát vàng, giai điệu ngọt ngào, sâu lắng "Để gió cuốn đi" của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong anbum vàng NHACSO.NET với lời bình thật hay của anh Trần Đức Khiêm. Bản nhạc này tối nay lại tiếp tục cất lên làm xúc động lòng người. Mời bạn cùng lắng nghe ...

Tác giả: Trịnh Công Sơn

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi
Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mêng mông
Ôi trái tim đang bay theo thời gian
Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian

Những khi chiều tới cần có một tiếng cười. Để ngậm ngùi theo lá bay. Rồi nước cuốn trôi, rồi nước cuốn trôi

Hãy nghiêng đời xuống nhìn hết một mối tình
Chỉ lặng nhìn không nói năng
Để buốt trái tim để buốt trái tim
Trong trái tim con chim đau nằm yên
Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu
Và sớm mai chim bay đi triền miên
Và tiếng hót vang trong trời gió lên

Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui. Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai.

ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”

Ai trong chúng ta cũng đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu thật sự. Bạn rơi nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh. Tôi nhoi nhói nơi tim lúc chứng kiến những tai nạn thương tâm. Và chúng ta, luôn ghi nhớ lời dạy của cô thầy năm xưa: “ở hiền thì sẽ gặp lành nghe con”, cố gắng đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cộng đồng chung quanh mình. Rồi đêm về, nằm hân hoan, một sự hân hoan thầm kín trong tâm hồn, hân hoan vì đã và đang làm việc tốt.



Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Các ca sĩ khác trình bày
- Hồng Nhung
- Lô Thủy

Nhưng đó là giai đoạn đầu đời. Càng bước sâu vào cuộc sống, tôi càng cảm thấy lung lay ý nguyện “người tốt việc tốt” hôm nào. Sự giả tạo, phản bội, sụp đổ cứ lấn lướt ngày qua ngày, đập tan, ném vỡ cụm từ “ở hiền gặp lành” trong tôi. Tôi không tin có vế sau, quả thật không tin...

Và, phản ứng theo bản năng của một đứa trẻ người non dạ, yếu kém tinh thần, tôi “xù lông” phản ứng gay gắt với tất cả. Đôi mắt tôi giờ đây chỉ thấy sự ám hại và mỉa mai. Tôi dè chừng, hơn thua trong mọi việc. Một vỏ bọc cứng cáp, trải đời, nhưng bên trong chắc gì không phải là một sự yếu đuối?

Thêm tuổi, đọc thêm sách, được thêm nhiều lời dạy dỗ, tôi lờ mờ nhận ra rằng hình như ranh giới giữa đúng-sai, trắng-đen quá hư ảo? Những gì tôi làm trong quá khứ chưa chắc đã là tốt cho người xung quanh. Những gì tôi nhận được cũng không hẳn là xấu. Tôi rơi nước mắt, thương xót cho nhận thức của mình. Một nhận thức bị suy dinh dưỡng trầm trọng, một nhận thức bị căn bệnh “tiêu cực” ngặt nghèo làm chậm phát triển...

Tôi vốn ít nghe nhạc Trịnh. Là kẻ hậu bối, tôi chỉ biết và ngưỡng mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những trang viết về ông, qua những câu chuyện, những giai thoại của người trong cuộc kể về người đã khuất. Nhưng tôi đặc biệt thích ca khúc Để gió cuốn đi. Tôi nghe để an ủi lòng mình: hãy sống thật “người”, sống như ngày mai ta và họ không còn nữa...

Giữ vững được nhân cách trong cuộc sống thực tế không bao giờ dễ dàng. Khi cao hứng, tôi có thể ghi ra đây những dòng đầy tính nhân văn. Nhưng, biết đâu ngay hôm sau, vì đấu tranh quyền lợi-công danh, tôi lại thực hiện ngay những việc mình vừa chỉ trích hôm qua?

Tôi mừng vì mình đang sống trong thời đại số hóa, có thể mua một chiếc máy nghe nhạc nhỏ gọn, lưu vào bài hát yêu thích. Và sau đó? Những khi cần sẽ hòa mình vào từng lời ca da diết “...hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người, còn cuộc đời ta cứ vui...”.

Hãy yêu, dù cho gió sẽ cuốn đi tất cả.

Trần Đức Khiêm (Tạp chí Thế giới @ - Chuyên đề tin học viễn thông báo Người Lao Động)

Trở về trang chính

Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Sunday, October 13, 2013

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa



Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa. Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình. Thầy Trò cùng chung tay làm việc tốt. Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ.
Bác Văn ơi thành kính tiễn Người
"Cái tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh" (*)


Bác về vùng đất địa linh
Mũi Rồng & Đảo Yến, Quảng Bình quê ta.



Người là Võ Đại Thánh
Hộ Quốc Đại Tướng Quân
Ở chính đạo Trung tâm
Hoành Sơn & Linh Giang
Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước.



Người về gặp các bậc chí nhân
Trần Quốc Tuấn,
Trần Nhân Tông,
Hồ Chí Minh, …
Thanh thản giấc muôn đời.
“Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” (1)

Lớp lớp cháu con
thành kính tiễn biệt Người.
Lớp lớp cháu con
noi gương Người
ra chiến hào cầm súng.
Đất nước bình yên
lại trở về đời thường
cầm bút cầm cày
trong yêu thương, thanh thản.
Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. (2)
Tiễn biệt Người vị tướng của lòng dân.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc tốt
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(*) Bản khắc trên đại hồng chung Vũng Chùa của Võ Đại Thánh do Gia đình bà Đặng Bích Hà cùng các phật tử thành tâm chú tạo Phật lịch 2554 Dương lịch 2010.
(1) Võ Nguyên Giáp
(2) Trần Nhân Tông


Tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Danh nhân Việt (http://danhnhanviet.blogspot.com) thu thập thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp
2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy
3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam
4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học
5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự
6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại
7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm
8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968
9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân
10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ

Ảnh yêu thích





Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp

Văn yêu thích về đại tướng Võ Nguyên Giáp

Toàn văn đáp từ của ông Võ Điện Biên,
con trai trưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại lễ truy điệu:


"Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội,

Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào và Camphuchia,

Kính thưa các bạn bè quốc tế và kiều bào ở nước ngoài,

Trước hết, tôi xin thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của ba chúng tôi là trở về với quê hương.

Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này. Để tỏ lòng biết ơn, không có lời nào có thể diễn đạt hết được tấm lòng của gia đình.

Tuổi thọ của Đại tướng đến những năm vừa qua, sức khỏe của Đại tướng và tuổi thọ của Đại tướng đến những ngày qua, là nhờ tấm lòng của tất cả mọi người, hàng trăm, hàng triệu người dân Việt Nam, từ các thế hệ đã qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc, đến thế hệ thanh niên, thiếu nhi chưa bao giờ biết đến tiếng bom.

Xin phép được tỏ lời cảm ơn riêng đến quân đội, bệnh viện quân y 108, tập thể A11 và tất cả những y bác sĩ liên quan đã chăm sóc Đại tướng đến những giây phút cuối cùng.

Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của tất cả những anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành cùng với Đại tướng trong cuộc trường chinh cho tới giờ phút cuối cùng.

Đại tướng cả đời đã vì nước vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng trăm, hàng chục triệu người dân nước Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.


NƯỚC MẮT RƠI CHUNG

Nguyễn Ngọc Tư

Bạn nói có thể chị đàn bà đứng nức nở trên phố Hoàng Diệu ấy vừa đóng quầy may sẵn ở chợ Đồng Xuân, bạn đã bị chị mắng một lần vì “ nói giọng miền Nam mà còn mặc cả”. Có thể người đàn ông mếu máo đặt mấy bông cúc vàng ở hàng rào ngôi nhà số 30 kia vừa chạy xong cuốc xe ôm, bạn đã từng bị anh chở đi đường vòng để lấy tiền cho ngọt. Nhưng những va quệt đã từng gặp phải trên đất Hà Nội đã trôi hết, xí xoá hết trong bạn vì những người đã đến khóc trước nhà vị tướng vừa qua đời, trong bản tin tối.

Tivi trong quán ăn tiếng được tiếng mất, nhưng bọn tôi chừng như nghe được tiếng nước mắt chảy. Không chỉ từ những gương mặt lướt qua trên màn hình, mà còn từ những người không xuất hiện trên tivi như bạn, hay từ trong lòng những người giả bộ mình cứng cỏi, như tôi. Tự nhận là già rồi, nghi ngờ cả nước mắt, nhưng bạn nói lần này bỗng tin những người kia cảm động thật lòng. Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, “ nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó ”, bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói “ nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại ”. Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng “nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay”. Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.

Bạn tôi tin hồi tại thế ông sống như mình có, không cố ý sống sao cho dân phải khóc khi lìa cõi tục. Tự nhiên từ khí chất. Thấy ông tưới phong lan, cũng lui cui như ông già kế bên nhà. Thấy nụ cười, biết rằng những oan khuất nhục vinh đã bị ông phẩy tay bỏ lại. Chỉ dân là ông không quên, khi thỉnh thoảng gửi báo những bài viết tâm huyết đóng góp cho chính sách dân sinh.

Mấy hôm trước càphê sáng với nhau bạn còn kêu xã hội nhìn đâu cũng rẽ chia xáo xác. Sẵn sàng cãi nhau vì một cuốn sách, ông xài điện thoại Mỹ tôi dùng điện thoại Hàn, vì em mê nhạc sến anh thích sang. Cảm giác loạn lạc từ chính trường cho tới từng mái ấm, từng cái tổ của mỗi người. Đi bên bờ vực ai không chịu được nấy rơi, tưởng không có gì ngăn lại được dòng người chèn lấn. Bỗng tất thảy họ dừng lại chỉ vì một hơi thở vừa dứt vô phương nối lại. Bạn rươm rướm nói, ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Họ, cũng như bọn tôi, ẩn nỗi tiếc thương ông già rực rỡ đó, thấy tâm hồn mình bỗng dưng liền sẹo, bâng khuâng vì ý nghĩ mình cũng còn khả năng khóc cho một người dưng.

Cách khóc mỗi người mỗi khác, có người tận nhà ông già cúi đầu đặt bó hoa, người ở xa ngồi trước tivi lén kéo chéo áo lau đuôi mắt, người nuốt trộng vào lòng, người lại thở hắt ngậm ngùi “ rồi ai cũng về, người ở đến gần một trăm lẻ ba năm chớ đâu ít ỏi gì, mà sao ai cũng tiếc, lại có người ở mới sáu mươi mà dân ngán ngẩm thôi rồi ”. Chỗ này chỗ kia, tiếng khóc chưa bao giờ tạnh của những người trót sinh ra trên đời này, nhưng không mấy khi cả triệu người cùng chung một niềm mất mát.

Bạn nói có bốn trong mười phần nước mắt đã chảy ra, chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống.

(Theo: Sài Gòn Tiếp Thị)​

Thơ yêu thích về đại tướng Võ Nguyên Giáp

“ VỊ TƯỚNG GIÀ

Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân.

Anh Ngọc 94.

Những đối thủ của ông đã chết từ lâu.
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa.
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa.
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh.
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy.
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy.
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù.
Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ.
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ.
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây.
Ông ra đi
Và…
Ông đã về đây.
Đời là cuộc hành trình khép kín.
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến.
Là một trời nhớ nhớ với quên quên.
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên.
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi.
Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi.
Đi về miền cát bụi phía trời xa.
Ru giấc mơ của vị tướng già.
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở.
Một chân Ông đã đặt vào lịch sử.
Một chân còn vương vấn với mùa thu.“


ĐẤT NƯỚC TÔI

Phan Chí Thắng

Viết sau quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đất nước tôi
Người mẹ gầy còng lưng che gió phương bắc
Gồng mình chắn bão biển Đông
Tần tảo gom từng quả cà hạt thóc
Nuôi con đánh giặc, chờ chồng

Đất nước tôi
Những giòng sông hiền hòa chở phù sa cao thượng
Con sóng nhỏ nhen nhiều lúc làm càn
Đàn dơi lạng quạng trên khuôn mặt những anh hùng như Trần Quốc Tuấn
Chúng băm nát non sông, bôi nhọ xóm làng

Nhưng đất nước có những ngày con người biết khóc
Ta thấy mình vẫn đẹp ngàn năm
Triệu triệu cháu con tiễn đưa tướng Giáp
Đón lại vào lòng hai tiếng Việt Nam!

Người vĩ đại bởi vì người bình dị
Cây cột cao của ngôi nhà non sông
Cái chết của Người như là mùa gặt
Để năm sau lúa lại chín đầy đồng

Tôi đã khóc những ngày buồn đau ấy
Khóc thương một đấng vĩ nhân
Và cũng khóc, tủi mừng cho đất nước
Khuôn mặt anh hùng - vóc dáng nhân dân!


Video yêu thích về Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân VTV1


Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ


Đại Tướng Võ Nguyên Giáp – Tập 01 – Đường Kách Mệnh


Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tập 1 (Phần 1)


Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tập 1 (Phần 2)


Đại tướng Võ Nguyên Giáp tập 2 phần 1


Đại tướng Võ Nguyên Giáp tập 2 phần 2


Đại tướng Võ Nguyên Giáp tập 2 (phần 3)


Ký ức Điện Biên_1
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng











Tiin trực tiếp lễ viếng (Theo: Quân đội nhân dân)


Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng







Trở về trang chính

Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Wednesday, September 25, 2013

Ước đi cho hết đất nước mình



VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI. Tôi ghé thăm anh Phan Chí Thắng và xin anh chép lại chùm ảnh Mù Cang Chải (ảnh trên và chùm ảnh kèm theo). Ngắm ảnh, tôi đồng cảm sâu sắc với lời của anh Phan An trong bài "Quê hương thu nhỏ" đăng trên VietNamNet: "Tôi nhớ quê hương tôi, nhiều khi trào nước mắt. Những người thích đi châu Âu, đi châu Phi, đi vòng quanh thế giới, họ có suy nghĩ và ước mơ riêng của họ. Còn ước muốn một đời của tôi là đi cho hết đất nước mình. Cũng có lúc tôi tiếc tôi không sinh ra khoảng năm sáu mươi năm về trước, lúc còn chiến tranh bom đạn, để hiểu hơn về những thứ đã mất đi không còn tìm lại được nữa. Nhưng rồi tôi lại mừng cho mình không phải chịu nỗi đau của những con người bị buộc phải rời bỏ quê hương, xa lìa xứ sở, cái nỗi đau mà tôi biết là tôi không bao giờ hiểu hết. Vì có biết bao nhiêu chuyện tôi không bao giờ hiểu hết, từ những chuyện thoạt nghe có vẻ như là đơn giản lắm. Như lúc đi lang thang ở Mù Cang Chải, dưới những thửa ruộng bậc thang, tôi gặp một anh đứng bên trụ xăng bơm có hàm răng vẩu nửa vàng nửa đen, anh vẫy tay cười với tôi và nói to một câu rất dài bằng tiếng Mèo." Tôi nhớ "Gặp bạn đầu xuân" và tứ thơ trong bài XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải: "Lâm râm mưa bụi gội hoa mai,/ Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi./ Già nửa phần xuân cam bỏ uổng,/ Tới năm chục tuổi biết suy rồi./ Mơ màng nước cũ chim bay mỏi,/ Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi./ Đảm khí ngày nào rày vẫn đó,/ Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi!(Ngô Tất Tố dịch)". Cái ước muốn "chim bay mỏi" "đi cho hết đất nước mình" như một khát khao xanh lặng lẽ, cháy bỏng, trào nước mắt về Tình Yêu, Quê Hương, Tổ Quốc.

Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Tuesday, September 24, 2013

Quê hương thơ video nhạc tuyển



Việt Nam tổ quốc tôi. Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương có ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người.


QUÊ HƯƠNG

Đỗ Trung Quân

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

QUÊ HƯƠNG

Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

Những ngày trốn học
Ðuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được..
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích..

Cách mạng bùng lên,
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ)
Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Ðơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật!
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Ðau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.


NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG

Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy
Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió bể
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới

Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương


LINH GIANG DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG

Hoàng Kim

Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Video yêu thích


Quê hương - Phương Mỹ Chi [ Video Lyric kara ] ChanchanPlus


Việt Nam quê hương tôi | www.svgtvt.net - www.8chuyen.info
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn


Saturday, August 10, 2013

Lên non thiêng Yên Tử



Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)


Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long , Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….

1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim

Hoàng Kim

Xem tiếp
http://thungdung.wordpress.com/yentu/


Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Wednesday, August 7, 2013

Động Sơn Đoòng lớn nhất thế giới



VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI. Động Sơn Đoòng lớn nhất thế giới. Động nằm trong quần thể hang động di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng tại tọa độ 17°27'25.88" Bắc 106°17'15.36" Đông ở xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp! DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT. Anh và em, chúng mình cùng nhau dạo chơi non nước Việt ! Anh đưa em vào miền cổ tích nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng, thăm đền Hùng Phú Thọ ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,lên Sa Pa Lào Cai, đến Tản Viên Hòa Bình, về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, thủ đô Việt Nam, hồn thiêng sông núi tụ về... Anh đưa em về quê Cha vào động Sơn Đoòng chốn Thiên Đường huyền thoại Thăm di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình quê ta ơi Đèo Ngang Sông Gianh Nhật Lệ Lũy Thầy quê hương yêu dấu ...

Video yêu thích

National Geographic - The world's biggest cave 2010 HDTV 720p



Vòm hang Sơn Đoòng cao gần 243,84 m, có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ)Video National Geographic và những bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 đã ghi nhận.

Dạo chơi non nước Việt

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt!

Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
lên Sa Pa Lào Cai,
đến Tản Viên Hòa Bình,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.

Anh đưa em về quê Cha
vào động Sơn Đoòng
chốn Thiên Đường huyền thoại
Thăm di sản thiên nhiên thế giới
Phong Nha Kẻ Bàng
Quảng Bình quê ta ơi
Đèo Ngang
Sông Gianh
Nhật Lệ
Lũy Thầy
quê hương yêu dấu

“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.

Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc
” (1)

Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.

Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi "vũ trụ mắt soi ngoài biển cả" (2)
đến Quảng Ninh - Hạ Long - Bạch Đằng Giang,
Hải Dương - Kiếp Bạc - Côn Sơn,
Hải Phòng - Vĩnh Bảo
Hà Nam
Thái Bình
Hà Tây
Hưng Yên
Nam Định- Bái Đính - Tràng An,
Ninh Bình- Tam Điệp - Thần Phù

Anh đưa em lên Trường thành chắn Bắc
Dãy Nham Biền núi hiểm phương Nam
Dãy Tam Đảo lũy trời Tây chặn bão
Nối Trường Sơn đất Việt chứa anh hào.

Từ Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Cạn
Tuyên Quang
Đến Lạng Sơn
Thái Nguyên
chiến khu Việt Bắc
Qua Điện Biên
Lai Châu
Sơn La
Lào Cai
Yên Bái
Về Bắc Giang
Bắc Ninh
Phú Thọ
Hòa Bình

Dằng dặc miền Trung
Thanh Hóa,
Nghệ An,
Hà Tĩnh,
Quảng Bình,
Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng,
Quảng Nam,
Quảng Ngãi,
Bình Định,
Phú Yên,
Khánh Hòa,
Ninh Thuận,
Bình Thuận

Lên Tây Nguyên
KonTum
GiaLai
Đăk Nông,
ĐăkLăk
Lâm Đồng

Đến Đông Nam Bộ
Bình Phước
Bình Dương
Tây Ninh
Đồng Nai
Bà Rịa-Vũng Tàu
Hồ Chí Minh

Hướng về Nam
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh Long
Đồng Tháp
Cần Thơ
Hậu Giang
Kiên Giang
Sóc Trăng
Cà Mau
Bạc Liêu

Biển đảo quê hương
Giang sơn gấm vóc

Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam!

Hoàng Kim

(1. Đào Duy Anh;
2 Nguyễn Trãi)

Video Việt Nam tổ quốc tôi
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Friday, August 2, 2013

Việt Nam thông tin khái quát


DẠY VÀ HỌC. "Việt Nam tổ quốc tôi" là trang thông tin dạy và học gồm các chuyên mục: Chào ngày mới (CNM), Đất nước Con người, Địa lý, Lịch sử, Văn hóa, Giáo dục, Nông nghiệp, Truyền thông, Du lịch, Kinh tế Xã hội và Ebook Việt Nam. "Việt Nam thông tin khái quát?" là câu hỏi thường gặp về "Đất nước học Việt Nam". Trả lời câu hỏi này, nguồn trích dẫn chính được sử dụng là tài liệu Việt Nam, Wikipedia - Tiếng Việt, Bách khoa Toàn thư mở để định hướng sau đó đi thẳng vào những trang liên kết trong, ngoài và liên tục bổ sung hoàn thiện thêm. Mời các bạn cùng đọc và trao đổi tại đây hoặc trên trang KimFacebook.

Việt Nam có tên chính thức là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [12] là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo [13], bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng vẫn đang bị tranh chấp với các quốc gia khác như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Philippines.

Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vào năm 1986, Việt Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế gọi là đổi mới, mở đưa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế [14].Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Phong trào không liên kết và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác [15]... Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới,[14] và theo Citigroup, mức tăng trưởng cao này sẽ còn tiếp tục phát triển. Việt Nam đứng thứ 11 trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới[16]. Với những sự đổi mới kinh tế thành công đã dẫn đường cho Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề như lạm phát, mức lương bình quân đầu người không cân bằng rất cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn kém và sự không cân bằng giới tính.[17][18][19][20][21]

1. Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Việt Nam

Theo truyền thuyết về thời Hồng Bàng, cách đây hơn 4000 năm[22] các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn tại khu vực ngày nay là miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc)[23]. Tới thế kỷ 7 trước công nguyên (TCN), người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía nam đã lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên[24]

Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt ở đây bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Bà Triệu, Mai Thúc Loan,...hoặc chỉ giành độc lập ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí... đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ cho người Việt, và Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938.

Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Quốc, ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên từ thế kỷ 15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam nơi người Chăm, người Khmer sinh sống, Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1757

Đến giữa thế kỷ 19, cùng với các nước ở Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước tự chủ đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.

Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam do lực lượng Việt Minh lãnh đạo. Sau chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia nước Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ở phía bắc và quân đội Liên Hiệp Pháp ở phía nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, dự kiến sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.

Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài, đặc biệt là sự can thiệp chính trị của Hoa Kỳ và sự bác bỏ tổng tuyển cử toàn quốc của chính quyền Ngô Đình Diệm nên trong hoàn cảnh lịch sử đó, hiệp định Genève đã không được thực thi. Chính thể Việt Nam Cộng hòa, thành lập ở miền Nam, được Hoa Kỳ hậu thuẫn và được công nhận bởi nhiều quốc gia thân Mỹ, với một chính quyền nằm trong tay những người không tham gia chiến tranh chống xâm lược hoặc thậm chí đã từng cộng tác với Pháp. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ.

Năm 1960, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập từ những người kháng chiến chống Pháp cũ, xung đột ở miền Nam Việt Nam dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài suốt gần hai thập kỷ. Năm 1964, Hoa Kỳ chính thức can thiệp quân sự, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Nam Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom vào miền Bắc Việt Nam, đặc biệt có sử dụng máy bay B-52 vào năm 1972. Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris, và rút quân khỏi Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng trước lực lượng Quân Giải phóng Miền Nam tiến vào Sài Gòn.

Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi quốc hiệu thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, do hậu quả chiến tranh lâu dài, sự cấm vận của Hoa Kỳ, và nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội trong gần 10 năm. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ một năm trước đó. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.[25] Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009.

2. Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Việt Nam

Bản đồ địa hình Việt Nam

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng đông nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².

Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.

Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,... Về tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.

3. Nhân khẩu học

Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam giảm dần trong giai đoạn 1980-2014

Bài chi tiết: Dân tộc Việt NamThông tin nhân khẩu học Việt Nam

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 71.995.500
1996 73.156.700
1997 74.306.900
1998 75.456.300
1999 76.596.700
2000 77.630.900
2001 78.620.500
2002 79.537.700
2003 80.467.400
2004 81.436.400
2005 82.392.100
2006 83.311.200
2007 84.218.500
2008 85.118.700
2009 86.025.000
2010 86.932.500
2011 87.840.000
2012 91.519.289
2013 92.477.857

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Trong số các dân tộc này, người Hoa và người Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm trong giai đoạn 1999-2009. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.[cần dẫn nguồn]

Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người. Theo số liệu ước tính của The World Factbook do CIA công bố thì vào tháng 7 năm 2011, dân số Việt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên thế giới (Ethiopia vượt lên vị trí 13).[3]

Cũng theo cuộc điều tra thì Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Về tỷ số giới tính trung bình hiện nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102 nam/100 nữ và vùng thấp nhất là đông nam Bộ với 95 nam/100 nữ [27]

4.Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Việt Nam

Múa rối nước, một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của Việt Nam

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người

Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.

Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại tây bắc và đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

5. Phân cấp hành chính

Bản đồ hành chính Việt Nam.

Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Việt NamTỉnh Việt Nam

Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

Việt Nam được chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương(*) với thủ đô là Hà Nội. 63 đơn vị hành chính cấp trung ương của Việt Nam lần lượt (sắp xếp theo bảng chữ cái):

An Giang
Bà Rịa-Vũng Tàu
Bạc Liêu
Bắc Kạn
Bắc Giang
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Dương
Bình Định
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Cần Thơ*
Đà Nẵng*
Đắk Lắk
Đăk Nông
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai



Hà Giang
Hà Nam
Hà Nội*
Hà Tĩnh
Hải Dương
Hải Phòng*
Hậu Giang
Hòa Bình
Thành phố Hồ Chí Minh*
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Nghệ An
Ninh Bình



Ninh Thuận
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Bình
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thanh Hóa
Thừa Thiên-Huế
Tiền Giang
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Vĩnh Phúc
Yên Bái.

Dưới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Tính đến năm 2011, Việt Nam có 698 đơn vị cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh

Bài chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam

Dưới cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh là các đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn.

Dưới cấp phường/xã/thị trấn là các khu vực với các tên gọi khác nhau ở các vùng miền như khu phố, tổ dân phố, làng, thôn, ấp, khóm, buôn, bản, xóm

6. Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Việt Nam

Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế cho đến nay (2010) các đại biểu là đảng viên trong Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trở lên[28], những người đứng đầu Chính phủ, các Bộ và Quốc hội cũng như các cơ quan tư pháp đều là đảng viên kỳ cựu và được Ban Chấp hành Trung ương hoặc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử.
Phủ Chủ tịch

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt Nam theo quy định trong điều 4 của Hiến pháp 1992. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư. Tổng bí thư hiện nay tại đại hội XI(2011) là ông Nguyễn Phú Trọng.

Quốc hội, theo hiến pháp là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ tịch Quốc hội hiện nay (2011) là ông Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch nước, theo hiến pháp là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp trong đó quan trọng nhất là: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Chủ tịch nước. Chủ tịch nước hiện nay (2011) là ông Trương Tấn Sang.
Hội trường Ba Đình

Chính phủ, theo hiến pháp là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ Chính phủ là 5 năm. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương để Quốc hội bầu. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ hiện nay (2010) là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao. Việc tổ chức nhân sự cấp cao này đều thông qua Bộ Chính trị và các viên chức này đều do Bộ Chính trị quản lý. Các Thứ trưởng và chức vụ tương đương do Thủ tướng bổ nhiệm, nhưng Ban Bí thư thông qua và quản lý.

Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Ngoài ra chính phủ còn quản lý 5 cơ quan hành chính và 3 cơ quan truyền thông trực thuộc là Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam. Chánh án Tối cao là người đứng đầu Tòa án Nhân dân Tối cao. Chánh án Tối cao hiện nay là ông Trương Hòa Bình.

Xem thêm: Nhân quyền tại Việt NamDân chủ tại Việt Nam

7. Quan hệ đối ngoại

Theo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".

Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia[29] thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU.

Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế tại thủ đô Hà Nội

Năm 1997, tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ

Năm 1998, tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN

Năm 2003, tổ chức hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi

Năm 2004, tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM vào tháng 10

Năm 2006, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11.

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Ngày 1 tháng 1 năm 2010, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và trong năm đó đã tổ chức nhiều cuộc họp lớn của khu vực.

8. Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Việt NamNông nghiệp Việt Nam
Xem thêm: Tham nhũng tại Việt Nam

Gạo - một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam

Từ ngàn năm nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.

Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới[30][31] cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa. Theo thống kê năm 2011 của Ngân hàng Thế giới WB thì PPP đầu người của Việt Nam là 3.435 USD, bằng 3/4 so với Indonesia, 40% so với Thái Lan và chỉ bằng 1/18 so với Singapore[32]

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Ngày 3 tháng 4 năm 2013, tại một hội thảo tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế của Việt Nam đã nhận định nền kinh tế Việt Nam đi xuống sau 5 năm gia nhập WTO. Cụ thể, trong giai đoạn 2007-2011, chỉ có 1 năm (2008) Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP trên 8%. Tuy xuất khẩu tăng 2,4 lần lên 96,9 tỷ USD trong giai đoạn này nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn 5 năm trước khi gia nhập WTO. Đa phần tỷ trọng xuất khẩu là do khối doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 60%, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là nông - lâm sản, và khoáng sản thô. Sau hội nhập, tỷ trọng nhập siêu cũng tăng mạnh, 18 tỷ USD vào năm 2008. Kinh tế Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng bởi giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ 2007-2008 đến nay. Đến năm 2013, sau 7 năm hội nhập, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực, từ nợ xấu đến lạm phát, tín dụng tăng trưởng thấp.[33]

Về địa lý kinh tế, chính phủ Việt Nam phân chia và quy hoạch thành các vùng kinh tế-xã hội và các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
So sánh GDP-PPP giữa Việt Nam và các nước công nghiệp mới qua các năm 1980-2014

So sánh GDP-PPP bình quân đầu người giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á năm 2010

Một số dữ liệu 10 năm gần đây (2000-2010) - Nguồn: TCTK[34]


8.1 Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Việt Nam

Bãi biển nhiều, một trong những điểm mạnh của Du lịch Việt Nam

Ngành du lịch và dịch vụ đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt Nam. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng nhanh trong vòng 10 năm kể từ 2000 - 2010. Năm 2010, có khoảng 5.0 triệu lượt khách quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ khoảng 4.4 tỉ USD.[cần dẫn nguồn]

Việt Nam có nhiều điểm du lịch đa dạng từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền núi tới đồng bằng, bãi biển, đảo. Từ các thắng cảnh thiên nhiên tới các di tích văn hóa lịch sử,....Các điểm du lịch miền núi nổi tiếng như Sapa, Bà Nà, Đà Lạt. Các điểm du lịch ở đồng bằng như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh,...Các điểm du lịch ở các bãi biển như Hạ Long, Nha Trang,Phan Thiết, Vũng Tàu và các đảo như Cát Bà, Cù lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...

Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam:

2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new mellennium
2004-2005: Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam
2006-2009: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Vietnam - The hidden charm
2010-nay: Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông
Vietnam - A Different Orient


9. Xã hội

9.1 Giáo dục

Bài chi tiết: Hệ thống giáo dục Việt Nam

Một giảng đường Đại học tại Việt Nam

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới. Ở Việt Nam có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường Đại học chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

Năm 1988, Bộ Đại học ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long (hiện nay là Trường Đại học Thăng Long) như một mô hình giáo dục đại học mới, đánh dấu sự ra đời của trường đại học dân lập đầu tiên tại Việt Nam. Tính đến hiện nay toàn Việt Nam có 81 trường dân lập, tư thục

Về nền giáo dục bậc đại học, hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi. Tuy nhiên đánh giá chung chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước[35]

Từ năm 2000-2007, nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật... Riêng năm 2007 đã có 39.700 học sinh đi du học [36]

9.2 Y tế

Bài chi tiết: Y tế Việt Nam và Ngành dược Việt Nam

Một bệnh viện tại TP.Hồ Chí Minh

Về cơ sở hạ tầng, tính đến năm 2010 trên toàn Việt Nam có 1.030 bệnh viện, 44 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 622 phòng khám đa khoa khu vực[37]; với tổng số giường bệnh khoảng 246.300 giường[38]. Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần làm giảm bớt sự quá tải ở các bệnh viện Nhà nước[39][cần dẫn nguồn]

Mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên sự phát triển chưa đồng đều ở mỗi cấp, vùng, miền. Việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ người dân chưa đảm bảo[40]

Về nhân lực trong ngành, Việt Nam hiện có hệ thống các trường đại học Y, Dược phân bổ trên cả nước. Mỗi năm có hàng nghìn bác sĩ và dược sĩ đại học tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra còn có hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật viên trung học y, dược, nha tại các địa phương. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên ngành y tế đã có 250.000 người, trong đó có 47.000 người có trình độ đại học các loại[39]

Ngành Y Tế hiện tại của Việt Nam đang được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ vốn ODA và vốn NGO, tính đến năm 2010 Bộ Y Tế Việt Nam đang quản lý 62 dự án ODA và trên 100 dự án NGO với tổng kinh phí hơn 1 tỷ USD, các dự án được phân bố ở đều khắp các vùng miền[41]

Tuy là một ngành thiết yếu đối với đời sống dân chúng, nhận được nhiều sự đầu tư từ ngân sách của nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức nước ngoài, nhưng những năm gần đây bị đánh giá là bị tham nhũng ở nhiều cấp độ, có tính chất nghiêm trọng, được tìm thấy trong cả 3 lĩnh vực quản lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở y tế và quản lý bảo hiểm y tế[42]

9.3 Giao thông

Bài chi tiết: Hệ thống giao thông Việt Nam

Cầu Mỹ Thuận trên quốc lộ 1A

Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển.

Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…có tổng chiều dài khoảng 222.000km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất.

Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển. Dự kiến quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam trong tương lai là tuyến đường bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc (xã Bình Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh) tới cửa khẩu Hà Tiên (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang) với chiều dài khoảng 3.041 km

Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km được gọi là Đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường sắt ngắn từ Hà Nội đi Hải Phòng (hướng đông), Lạng Sơn (hướng bắc), Lào Cai (hướng tây bắc)

Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 3 sân bay quốc tế hiện đang khai thác là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), và các sân bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong thời gian tới là Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế).

Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (miền Bắc), cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn (miền Trung) và cảng Sài Gòn, cảng Thị Vải (miền Nam). Các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn như sông Đà, sông Hồng (miền Bắc), sông Tiền, sông Hậu (miền tây nam bộ), và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (miền đông nam bộ) chảy theo hướng bắc - nam.

Tăng giảm luân chuyển hành khách qua 10 năm gần đây (2000-2010) - Nguồn:TCTK[34]

9.4 Truyền thông

Bài chi tiết: Truyền thông Việt Nam, Internet tại Việt Nam, và Báo chí Việt Nam

Truyền thông Việt Nam hiện có đủ bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời.

Thống kê đến tháng 7 năm 2010, tại Việt Nam có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo và 528 tạp chí. Có 67 đài phát thanh - truyền hình, gồm 3 đài phát thanh truyền hình trung ương (VTV, VTC, VOV) và 64 đài phát thanh - truyền hình ở các địa phương. Có 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử của các cơ quan tạp chí, báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử.[43]

Tại Việt Nam, tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và dưới sự định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, hiện nay chưa cấp phép cho báo chí tư nhân hoạt động.

Xem thêm: Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam

9.5 Tội phạm và tệ nạn

Bài chi tiết: Xã hội đen ở Việt NamMại dâm ở Việt Nam

Việt Nam có tỷ lệ tội phạm ở mức rất thấp so với các nước có cùng trình độ phát triển, thậm chí là thấp hơn so với nhiều quốc gia phát triển.[44] Các băng nhóm tội phạm có tổ chức như Năm Cam, Khánh Trắng... là khá hiếm, quy mô và độ tinh vi cũng còn xa mới sánh được với các tổ chức Mafia quốc tế.

Tuy nhiên, Việt Nam là địa điểm thuận lợi cho những đầu dây tội phạm trong và ngoài nước lộng hành để lợi dụng cho mục đích cá nhân đặc biệt là các đầu dây mại dâm, ma túy.[45] Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những địa danh buôn bán ma túy khét tiếng như Tam giác vàng và Trăng lưỡi liềm vàng. Theo nhiều nhà quan chức trách nhận xét thì các hoạt động buôn bán ma túy càng ngày càng tinh vi và phức tạp do đó càng phải đề cao cảnh giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm chống ma túy của quần chúng và đồng thời đẩy mảnh sự hợp tác phòng chống ma túy quốc tế.[45] Gần đây Việt Nam cũng tham gia các hội nghị quốc tế để bàn thảo về các vấn đề trên như "Hội nghị quốc tế phòng, chống ma túy, khu vực nhóm công tác Viễn Đông" (IDEC FEWG) do Việt Nam chủ trì với sự hợp tác của 19 nước lận cận. Theo thống kê thì tính tới cuối năm 2012, cả nước có ước tính khoảng 170 nghìn người nghiện ma túy.[45]

Các tệ nạn phổ biến nhất bao gồm cờ bạc, cá độ, sử dụng và buôn bán ma túy, mại dâm... Do sự phát triển mạnh của quá trình phát triển kinh tế - xã hội khiến cho tình hình tội phạm có xu hướng tăng cao, do đó Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng hạn chế các loại tệ nạn đảm bảo an ninh, trật tự cho người dân. Việt Nam là một nước rất phổ biến về hoạt động thể dục thể thao trong đó bóng đá là phổ biến có nhiều người tham gia và hâm mộ nhiều nhất, do đó các tệ nạn liên quan đến cá độ trong hoạt động thể thao rơi phần nhiều ở bóng đá.[46]. Hiện nay, trong quá trình hội nhập trong nhiều lĩnh vực với thế giới, các cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân đầu tư cho thể thao Việt Nam vẫn đang cố gắng hoàn thiện tổ chức và quản lí cho bóng đá nói riêng và cả nền thể dục thể thao nước nhà nói chung.

9.6 Thể thao

Xem thêm: Bóng đá tại Việt NamViệt Nam tại Thế vận hội

Các môn thể thao truyền thống thịnh hành từ ngàn đời này ở Việt Nam là võ thuật[47]. Trong khi hiện tại thì môn bóng đá được nhiều người chơi và xem nhất.[48] Bóng đá được nhiều người Việt Nam hâm mộ tới mức báo chí nước ngoài[cần dẫn nguồn] ví gần như là một thứ "tôn giáo" với người dân. Mỗi thành công hay thất bại của đội tuyển bóng đá quốc gia, diễn biến của các giải đấu lớn như World Cup, Euro, Cúp C1... đều được dư luận đặc biệt quan tâm.

Những môn thể thao thịnh hành khác ở phương Đông và phương Tây cũng rất thịnh hành ở Việt như cầu lông, tennis, bóng chuyền, ping pong, billiards snooker và cờ. Việt Nam bắt đầu tham gia Olympic mùa hè từ năm 1952 cho tới nay.[49] Một số môn thể thao là nét riêng của Việt Nam như đá cầu, vật cổ truyền, cầu mây...

10. Các ngày lễ chính

Bài chi tiết: Các ngày lễ ở Việt Nam


11. Xếp hạng quốc tế

Bài chi tiết: Xếp hạng quốc tế Việt Nam và :en:List of international rankings


12. Chú thích

Xem chi tiết

13. Tài liệu tham khảo

1) Non nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch, NXB Hà Nội 2007
2) Herring, George C. America's Longest War: The United States and Vietnam, 1950-1975 (4th ed 2001), most widely used short history.
3) Jahn GC. 2006. The Dream is not yet over. In: P. Fredenburg P, Hill B, editors. Sharing rice for peace and prosperity in the Greater Mekong Subregion. Victoria, (Australia): Sid Harta Publishers. p 237-240
4) Karrnow, Stanley. Vietnam: A History. Penguin (Non-Classics); 2nd edition (June 1, 1997). ISBN 0-14-026547-3
5) McMahon, Robert J. Major Problems in the History of the Vietnam War: Documents and Essays (1995) textbook
6) Tucker, Spencer. ed. Encyclopedia of the Vietnam War (1998) 3 vol. reference set; also one-volume abridgment (2001)
7) Oxford Advanced Learner's Dictionary, 7th edition, Oxford University Press.

14. Xem thêm

Đông Nam Á
Châu Á

15. Liên kết ngoài
Tìm thêm về Việt Nam tại những đồng dự án của Wikipedia:
Từ điển ở Wiktionary
Sách ở Wikibooks
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage
Hồ sơ ở Wikiquote
Văn kiện ở Wikisource
Hình ảnh và phương tiện ở Commons
Tin tức ở Wikinews
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity
Portal.svg Chủ đề Việt Nam

Nhà nước Việt Nam
Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam
Portal of the Government of Vietnam (tiếng Anh)
Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam
National Assembly: the Vietnamese legislative body
Tổng cục Thống kê (tiếng Việt)
General Statistics Office of Vietnam (tiếng Anh)
Thông tin Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam
Chief of State and Cabinet Members

Thông tin chung
Bản đồ Việt Nam - Cục Công nghệ Thông tin - Bộ TNMT
Các tỉnh, thành phố Việt Nam
Thông tin trên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội
Tổng cục du lịch Việt Nam
Thông tin về Việt Nam tại BBC News
Mục “Vietnam” trên trang của CIA World Factbook.
Thông tin về Việt Nam tại UCB Libraries GovPubs
Việt Nam tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)

Gnome-globe.svg Wikimedia Atlas của Vietnam, có một số bản đồ liên quan đến Vietnam.

Truyền thông
Cơ quan truyền thông thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo Hà Nội Mới: - cơ quan ngôn luận của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tại TP Hà Nội
Báo Sài Gòn Giải Phóng - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TP HCM
Báo Quân đội Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Báo Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Công an Nhân dân Việt Nam

Cơ quan truyền thông thuộc Chính phủ Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam

Cơ quan truyền thông của các tổ chức nhà nước khác
Báo Lao Động - Nhật báo chính, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Báo Vietnam Net: Báo điện tử lớn nhất Việt Nam, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông VN
Báo điện tử VnExpress - Báo điện tử trực thuộc tập đoàn FPT,
một tập đoàn có phần sở hữu của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Báo Tuổi Trẻ - Nhật báo với số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam,
cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Báo Thanh Niên - Nhật báo chính, cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Báo Tiền Phong - Nhật báo chính, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM
VNEconomy – Báo thông tin về kinh tế, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật VN.

Khác
Le Viêt Nam, aujourd'hui
Freedom House "Countries at the Crossroads" report - Vietnam: information on government accountability, civil liberties, rule of law, and anticorruption efforts
“Le Viêt Nam, aujourd'hui: Le portail de l'actualité vietnamienne” (bằng (tiếng Pháp)). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2006. Truy cập 28/4/2006.
Business Anti-Corruption Portal Vietnam Country Profile
Vietnam tourism website Official Tourism website of Vietnam
Viet Nam History

Nguồn: Việt Nam - Wikipedia Tiếng Việt

Video yêu thích

Vietnam Travel and Tourism


Giới Thiệu Du Lịch Việt Nam
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, KimTwitter, KimFacebook, KimYouTube, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn