DU LỊCH SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TS. Hoàng Tố Nguyên, TS. Hoàng Long, TS. Hoàng Kim 2018.
Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 là tập bài giảng về du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam, một môn học giao lưu du lịch sinh thái nông nghiệp ngôn ngữ văn hóa Việt Nam Trung Quốc. Ngày nay các nước trên thế giới đang đối mặt với một cơ hội và thách thức chiến tranh và hòa bình là sự an toàn sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn quốc gia và an sinh toàn cầu. Sự biến đổi mới môi trường toàn cầu và sự phát triển lớn lao của sự nghiên cứu đất nước con người học du lịch sinh thái nông nghiệp văn hóa kinh tế ngôn ngữ là đặc biệt cấp thiết cho sự đối thoại trực tuyến của lớp trẻ khát khao hiểu biết. Bài giảng này mục tiêu nhằm cung cấp một kiến thức nền tảng ‘Việt Nam Học’ thật giản dị, cấp thiết và lắng đọng về phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp, văn hiến của con người đất nước Việt Nam. Người Việt, tiếng Việt và nông nghiệp Việt Nam là ba di sản quý của nhân dân ta, dân tộc ta, cấp thiết phải bảo tồn và phát triển. Tài liệu này dần liên tục hoàn thiện.
Nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế Việt Nam: 1) Nông lâm thủy sản; 2) Công nghiệp , bao gồm: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất phân phối khí, điện, nước,…; 3) Thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế. Tỷ lệ phần trăm các ngành này đóng góp vào tổng GDP, ước tính năm 2015 là: Nông nghiệp 17.4% Công nghiệp 38.8% Dịch vụ 43.7%.
Nội dung bài Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam có 7 ý chính: 1) Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam. 2) Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 3) Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 4) Hiện trạng tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam; 5) Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 6) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay. 7) Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn
I. Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam
1.1 Người Việt trọng nông
Thành ngữ Việt Nam: “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc). Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam vì đất nước là môi trường sống, thức ăn là căn bản của đời sống con người. Việt Nam là chốn tổ của nền văn minh lúa nước với các di tích khảo cổ về người tiền sử và các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn gần 10.000 năm trước Công nguyên đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay đang vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống không chỉ tạo ra lương thực thực phẩm cho con người (food) thức ăn cho các con vật (feed) mà còn là nguyên liệu của các ngành công nghiệp may mặc, sợi dệt, chất đốt, cây cảnh và sinh vật cảnh, chất hóa học, cơ giới hóa nông nghiệp, sinh hóa học nông nghiệp. các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
1.2 Ba di sản lớn nhất Việt Nam
Người Việt, Tiếng Việt và Nông nghiệp Việt Nam là Ba di sản lớn nhất Việt Nam cần bảo tồn và phát triển.Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc (và 1 nhóm “người nước ngoài”, trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê).
Người Việt chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 86,2 % dân số) sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Người Kinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. 53 dân tộc Việt Nam thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đổng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số đông dân và có số lượng dao động trên dưới một triệu người gồm Tày, Thái, Mường, Khmer, H’Mông, Nùng, Hoa, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai, Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các dân tộc dân số ít nhất chỉ trên 300 người như Brâu, Ơ đu và Rơ Măm. Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên phần lớn sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Người dân tộc Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, tạo thành những cụm dân cư xen kẽ với người Kinh. Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường Ngôn ngữ Việt gồm 8 nhóm tiếng nói: Việt-Mường; Tày-Thái; Dao-Hmông; Tạng-Miến; Hán; Môn-Khmer; Mã Lai-Đa đảo: hỗn hợp Nam Á, khác).
Nông nghiệp Việt Nam là môi trường sống và nôi văn hóa Việt. Người Việt bản địa là chủ nhân của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam từ 7.000 -20.000 năm trước. Người Việt là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Các dân tộc Việt khác với cộng đồng ít người hơn có nguồn gốc thiên di từ Tây Tạng, Hoa Nam,… di cư đến Việt Nam sau thời kỳ đồ đá muộn.
1.3. Nông nghiệp Việt Nam là sớm nhất, căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt
Quá trình hình thành dân tộc và nông nghiệp Việt Nam theo các tài liệu phổ biến trong thế kỷ XX thì có thể chia thành ba giai đoạn:
- Vào thời kỳ đồ đá giữa khoảng 20.000-10.000 năm trước, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai.
- Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng khoảng 5.000 năm trước, chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, hình thành chủng Nam Á
- Chủng Nam Á tại khu vực bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống) mà cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H’Mông-Dao,… Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn, trong khi đó, vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chăm. Người Việt theo truyền thuyết dân tộc Kinh là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là đồng bào) và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Về nhân chủng học, có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc, mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.
Người Việt, tiếng Việt và ngữ hệ Nam Á (Hoàng Tố Nguyên và ctv. 2018).
Ngữ hệ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng 168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh. Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với trên 80 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 16 triệu người. Trong các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á thì tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu dài và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam gắn liền với Lịch sử Việt Nam. Người Việt tiền sử sinh sống tại đất Việt thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì khoảng từ năm 2879 TCN đến nay (năm 2018) là 4897 năm (gần 5000 năm) Tại Việt Nam các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống từ nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ thời kỳ Đồ đá cũ. Trong nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn thời kỳ Đồ đá mới; văn hóa Phùng Nguyên ở xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm; Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun ở thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 3000 năm, di chỉ tại khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người tiền sử tại vùng này đã phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo khoảng 1200 TCN, cách ngày nay 3218 năm, đã có sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Những người Việt tiền sử trên vùng đồng bằng sông Hồng đã trồng lúa, trồng trọt và đắp đê chống nước lụt đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.
Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng người Việt đã xuất hiện nhà nước đầu tiên trên miền Bắc Việt Nam ngày nay vào thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ VII TCN với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Nông nghiệp Việt Nam là căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt, hiển nhiên đến mức mọi người dân Việt đều hiểu, không cần phải phân tích.
II. Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam liên quan chặt chẽ với bảy vùng sinh thái nông nghiệp:
- Vùng núi và trung du phía Bắc, có tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
- Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Vùng Nam Trung bộ: gồm 6 tỉnh Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
- Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
- Vùng Đông Nam bộ: gồm 8 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà rịa – Vũng Tàu.
- Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.
- n Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.
III. Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam
- Vùng núi và trung du phía Bắc có đặc điểm sinh thái chính: Núi cao nguyên và đồi thấp, Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu; Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.Ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi..); Đậu tương, lạc, thuốc lá. Cây ăn quả, cây dược liệu; Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
- Vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp:Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; Có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động; Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ. Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao; Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả; Đay, cói; Lợn, bò sửa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
- Vùng Bắc Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan) Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào; Điều kiện kinh tế – xã hội: Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên. Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá..) Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
- Vùng Nam Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ. Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Dễ bị hạn hán về mùa khô; Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển. Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá) Công công nghiệp lâu năm (dừa) Lúa Bò thịt, lợn Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Vùng Tây Nguyên: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô. Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền. Có các nông trường Công nghiệp chế biến còn yếu Điều kiện giao thông khá thuận lợi Trình độ thâm canh: Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên Chuyên môn hóa sản xuất: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu Bò thịt và bò sữa
- Vùng Đông Nam bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản Thiếu nước về mùa khô Điều kiện kinh tế – xã hội: Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía) Nuôi trồng thủy sản- Bò sữa (ven các thành phố lớn), gia cầm
- Vùng Tây Nam bộ: Các điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn Vịnh biển nông, ngư trường rộng Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa, lúa có chất lượng cao Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói) Cây ăn quả nhiệt đời Thủy sản (đặc biệt là tôm) Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)
IV. Hiện trạng, tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam
Lao động Nông nghiệp Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %. Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng sự biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Hệ thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm: 1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi: 3. Ngành Nông học: 4. Ngành Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp 6. Ngành Nông lâm kết hợp 7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên: 9. Ngành Quản lí đất đai;
Việc chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp sinh thái là rất cần thiết. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000 người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500 người/năm.
V. Nông nghiệp Việt Nam và Du lịch sinh thái.
Việt Nam có ba vùng du lịch sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy Huế và Đà Nẵng làm trung tâm và trục động lực là Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.
VI Nông nghiệp Việt Nam ngày nay
6.1 Nông nghiệp Việt Nam ngày nay là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Hàng nông sản chủ lực Việt Nam gồm gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thyủy sản (như cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực…) là những mặt hàng có lợi thế, nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), thị trường châu Âu và châu Mỹ
…
Năm 2017, thủy sản Việt Nam là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt 8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD
…
6.2. Doanh nghiệp nông nghiệp tỷ lệ rất thấp 8% chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ 92,35%
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến quý II/ 2018, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam ước tính cả nước có khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 92,35%, tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn với 5,59% và doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06%. Đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm, chiếm 32,5% lao động của toàn bộ doanh nghiệp.
Đặc thù của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù là phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh gặp khó khăn ở một số vấn đề chính như: quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp; ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý. Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung chưa cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, mới chỉ ở bước đầu phát triển…
6.3. Tầm nhìn đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ Việt Nam thể chế hóa tầm nhìn chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp sau 30 năm đổi mới , cụ thể hóa Nghị định 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Những chủ trương lớn mới đây trong tầm nhìn của chính phủ Việt Nam theo Cổng thông tin Chính phủ VCP News
“Trục sản phẩm chủ lực
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bộ NNPTNT đề xuất một số định hướng giải pháp ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian tới như sau:
Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định các ưu tiên phát triển ngành theo ba trục sản phẩm chính, bao gồm:
Các sản phẩm chủ lực quốc gia (các sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/ năm: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ; các ngành hàng có quy mô thị trường nội địa lớn như thịt lợn, thịt gia cầm).
Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi giá trị đồng bộ. Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng, gắn với các vùng chuyên canh lớn của các doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (gồm trung tâm nghiên cứu khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic) và các vệ tinh gồm các khu/cụm công nghiệp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.
Các vùng ưu tiên thu hút đầu tư cho các sản phẩm chiến lược này là: lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; chè ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; cây ăn quả ở Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long); cá da trơn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôm và hải sản ở vùng Duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long; gỗ ở miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (như các sản phẩm đủ lớn có tổng giá trị xuất khẩu từ 500 triệu USD/năm). Ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh) và các khu/cụm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.
Chuỗi giá trị đặc sản địa phương (chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù vùng miền) có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô cực nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (one commune one product – OCOP), gắn với các tiểu vùng có sản phẩm đặc sản vùng miền.
Vùng sản xuất tập trung
Thứ hai, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề sau:
Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi và thủy sản.
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.
Đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm; công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp; sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.
Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề; đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Doanh nghiệp dẫn dắt các chuỗi giá trị
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nông nghiệp được coi là lực lượng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội.
Để có thể thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp theo các Nghị định: số 52/2018/NĐ-CP, số 57/2018/NĐ-CP, số 58/2018/NĐ-CP, số 98/2018/NĐ-CP.
Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai, phù hợp vớicác quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án; xây dựng cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn các nhà đầu tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Thực hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo ban đầu cho các nhà đầu tư, đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư./.”
Nguồn: Du lịch sinh thái Nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam con đường xanh bài giảng TS. Hoàng Tố Nguyên, TS. Hoàng Long, TS. Hoàng Kim 2018 Học tiếng Trung Việt.
Vietnamese food paradise
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook KimTwitter hoangkim vietnam